Viêm Phổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm phổi là một trong những bệnh lý hô hấp phổ biến và nguy hiểm, có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ, người trưởng thành cho đến người cao tuổi, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu.

Trong nội dung bài viết dưới đây, bạn sẽ được tìm hiểu toàn diện về các nguyên nhân gây viêm phổi, triệu chứng nhận biết, cũng như những phương pháp điều trị hiệu quảcách phòng ngừa viêm phổi bạn nên áp dụng ngay hôm nay.

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm tại nhu mô phổi (phế nang, ống phế nang và các tổ chức kẽ), thường do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây nên. Khi phổi bị viêm, các phế nang có thể chứa đầy dịch hoặc mủ, làm cản trở trao đổi khí và gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, sốt cao.

Bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị sớm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những bệnh nhân có bệnh nền như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc suy giảm miễn dịch.

Viêm phổi là gì?

Nguyên nhân gây viêm phổi

Nguyên nhân gây viêm phổi rất đa dạng và có thể chia thành các nhóm chính như sau:

Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng

Viêm phổi do vi khuẩn

Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt là vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn). Ngoài ra còn có các loại như Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae, Haemophilus influenzae

Viêm phổi do phế cầu có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch. Việc điều trị thường đòi hỏi kháng sinh liều cao, phối hợp nhiều loại thuốc trong thời gian dài.

Viêm phổi do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae.

Viêm phổi do virus (bao gồm Covid-19)

Chiếm khoảng 30% các trường hợp, phổ biến nhất là do các virus cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), hoặc SARS-CoV-2. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), cần can thiệp hồi sức tích cực.

viêm phổi nặng do virus

Viêm phổi do nấm

Gặp ở người suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh lý mạn tính. Bệnh diễn tiến nhanh, khó điều trị, cần thuốc chống nấm đặc hiệu.

Viêm phổi do hóa chất

Hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Có thể xảy ra do hít phải khói độc, khí hóa chất hoặc hơi axit, gây tổn thương nặng đến phổi và nhiều cơ quan khác.

Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện

Xảy ra sau 48 giờ nhập viện, thường liên quan đến thở máy hoặc thiết bị y tế. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là các chủng kháng thuốc như MRSA, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae

Tại Việt Nam, viêm phổi bệnh viện chiếm tới 75% các ca nhiễm khuẩn bệnh viện – thách thức lớn cho ngành y tế do chi phí điều trị cao và tỉ lệ tử vong lớn.

Viêm phổi liên quan chăm sóc y tế

Gặp ở bệnh nhân:

  • Mới xuất viện trong vòng 90 ngày
  • Sinh sống tại trung tâm dưỡng lão
  • Đang chạy thận nhân tạo hoặc hóa trị

Viêm phổi do hít

Xảy ra khi người bệnh hít phải dị vật, chất nôn hoặc dịch tiêu hóa vào phổi. Tình trạng này dễ xảy ra ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi hoặc bệnh nhân tai biến.

Triệu chứng của bệnh viêm phổi

Triệu chứng viêm phổi phụ thuộc vào độ tuổi, nguyên nhân và thể trạng người bệnh. Một số dấu hiệu điển hình bao gồm:

  • Sốt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi
  • Ho có đờm, đôi khi kèm máu
  • Khó thở, thở nhanh, đau ngực khi ho
  • Mệt mỏi, chán ăn, đau đầu
  • Buồn nôn, tiêu chảy
  • Người già có thể lú lẫn, không sốt rõ ràng

ho có đờm là một trong những nguyên nhân viêm phổi

Ở trẻ em:

  • Bỏ bú, mệt lả, sốt cao
  • Thở nhanh, rút lõm lồng ngực, tím tái
  • Có thể co giật nếu sốt cao

Tham khảo: Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ cha mẹ không nên bỏ qua

Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi

Điều trị triệu chứng

  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol
  • Thuốc ho, long đờm, giãn phế quản
  • Nghỉ ngơi, uống nhiều nước

Điều trị theo nguyên nhân

  • Viêm phổi do vi khuẩn: dùng kháng sinh theo chỉ định (amoxicillin, cephalosporin, macrolide…)
  • Viêm phổi do virus: nghỉ ngơi, uống nhiều nước, hạ sốt; chỉ dùng thuốc kháng virus nếu cần
  • Viêm phổi do nấm: điều trị bằng thuốc kháng nấm như fluconazole, amphotericin B
  • Viêm phổi nặng: cần nhập viện, hỗ trợ oxy hoặc thở máy

Cách phòng tránh bệnh viêm phổi

Tiêm phòng đầy đủ

  • PCV10, PCV13 giúp phòng viêm phổi do phế cầu khuẩn
  • Vắc xin cúm mùa, Covid-19

Tăng cường vệ sinh cá nhân

  • Rửa tay thường xuyên
  • Đeo khẩu trang nơi công cộng
  • Súc miệng bằng nước muối hàng ngày

Bỏ thuốc lá

  • Hút thuốc làm giảm sức đề kháng của phổi và tăng nguy cơ nhiễm trùng

Tăng cường hệ miễn dịch

  • Chế độ ăn lành mạnh, giàu vitamin
  • Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc

Viêm phổi là một bệnh lý hô hấp nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Việc chủ động tiêm phòng, duy trì lối sống lành mạnh và cảnh giác với các dấu hiệu bất thường là những bước quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Để được tư vấn và lựa chọn các loại thực phẩm chức năng phù hợp, giúp tối ưu hóa quá trình chăm sóc sức khỏe Quý khách vui lòng gọi số HOTLINE: 0903.067.967 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bình luận trên Facebook